Những điều kiêng kỵ ngày tết cần tránh

Muốn có một năm mới may mắn thì bạn cần phải biết những điều kiêng kỵ ngày tết cần tránh để có một năm mới may mắn, bình an. Tết đang gần đến Cuối Tuần Của Tui xin chia sẻ đến mọi người một số kiến thức rất hay để có một năm mới như ý.

Tết Nguyên đán là một ngày lễ truyền thống và có rất nhiều ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam. Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đây cũng là dịp để mọi người cầu chúc những điều tốt lành, may mắn cho nhau.

Đúng như câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, từ ngàn xưa ông bà ta đã để lại nhiều phong tục cho những ngày tết. Chính vì thế bạn cần chú ý những điều nên và không nên làm trong ngày tết có thể sẽ giúp mọi người có một năm mới với những điều tốt đẹp.

Những điều kiên kỵ ngày tết cần tránh

1. Không nên ăn cháo vào sáng ngày mồng 1 tết
Ngày xưa ông bà ta thường quan điểm chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo, nên ngày mồng 1 tốt nhất hãy nấu cơm để ăn. Sáng đầu năm mới còn gọi là “muôn thần tề tựu”, việc ăn cơm nóng cũng nhằm thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.
chao trang

2. Không chúc tết người đang ngủ

Nguyên nhân sâu xa là hành động đó mang ý nghĩa như một sự thúc giục, hối thúc khiến cả năm của người này sẽ bị thụ động trong công việc. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không chúc tết người đang ngủ dù là thân thiết đến mấy.

3. Không sử dụng kim chỉ

Việc may vá là điều rất kiêng kị trong những ngày đầu năm. Điều này được cho sẽ làm gia chủ phải vất vả, khổ sở, cả năm phải chịu cảnh thiếu trước hụt sau. Nhiều người còn cho rằng nếu phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 tết, sau này sinh con thì mắt sẽ dẹt như cây kim vậy.

su dung kim chi

4. Không làm rơi vỡ đồ đạc

Gương, chén, dĩa, ly, tách… là những vật dụng rất dễ vỡ, dân gian vẫn luôn quan niệm rằng, nếu làm rơi vỡ đồ vào năm mới sẽ không đem lại điềm cát lành. Thậm chí những từ như “vỡ, đổ, bể” là những từ cấm kị vì nó tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình.

do dac vo

5. Kiêng vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

Đầu năm ai cũng muốn tìn bạc đi vào và hạn chế đi ra. Người xưa cho rằng không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sợ gia đình sẽ gặp khó khăn nợ nần cho cả năm.

vay tien dau nam

Tuy nhiên, điều kiêng kị này còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Việc hiểu về các tập tục ngày tết sẽ giúp mỗi người biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.

6. Không được ngồi hoặc đứng trước cửa chính

Đây là điều mà chúng ta rất dễ mắc phải. Bạn nên hạn chế đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới vì có thể gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới đang trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại bởi người ngồi hoặc đứng đó, khiến cho tài lộc hao tán đi, không vào nhà được.

7. Kiêng nói những điều xui xẻo

Đây là điều mà chúng ta ai cũng công nhận. Ông bà xưa cho rằng việc phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm đó. Vì vậy, những từ xui xẻo như “chết rồi” hay “tiêu đời”, “thế là hết”… hoặc từ có nghĩa tương tự sẽ nằm trong danh sách cấm.

khong noi

8. Không mặc quần áo màu đen, trắng

Đây là điều dễ hiểu màu sắc đen và trắng là tượng trưng cho sự tang tóc, đau buồn. Chính vì vậy vào những ngày tết đến, mọi thường thường lựa chọn quần áo với màu sắc sặc sỡ, để cầu mong cho năm mới được vạn sự như ý.

mac do den

9. Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức

Đặc biệt trong ngày tết, người ta tin rằng nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kị điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Những điều nên làm để đầu năm may mắn

1. Đi chùa cầu may

Sau khi đón giao thừa nhiều gia đình thường đến chùa để cầu may mắn. Đi chùa vừa là đi cầu Phật vừa là đi tham quan, vãn cảnh, tìm về những phút lắng đọng tâm linh, bỏ đằng sau những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Và mình tin rằng chỉ cần bạn thành tâm và có niềm tin thì những lời thỉnh nguyện của bạn sẽ trở thành sự thật.

di chua cau may

2. Lì xì may mắn

Lì xì mang ý nghĩa rất hay, phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm.

li xi nam moi

Màu đỏ cũng là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người lớn lì xì cho con cháu mong các cháu khỏe mạnh, chăm ngoan, hiếu thảo, vâng lời ông bà bố mẹ. Con cháu mừng tuổi bố mẹ, ông bà, cao niên là cầu chúc cho những bậc bề trên của mình một năm mới mạnh khỏe, trường thọ. Lì xì còn có nghĩa nữa là cầu chúc may mắn, phát đạt. Nên mỗi khi Tết đến đi đâu cũng thấy trên dưới mừng tuổi nhau nghĩa là mong những gì tốt đẹp nhất đến với nhau trong cuộc sống.

3. Ăn 12 quả nho

Chắc nhiều bạn sẽ thấy lạ với phong tục này. Phong tục này bắt nguồn từ văn hóa phương Tây, hiện nay nhiều người tin rằng ăn trái cây là 12 quả nho trong ngày mùng 1 Tết sẽ đem lại cả năm may mắn. 12 quả nho tượng trưng cho các tháng trong năm, ăn 12 quả may mắn sẽ đến với người ăn suốt cả năm.

an nho

4. Hoa nở trong nhà

Tết đến, ở miền bắc gia đình nào cũng phải có một cành đào, cây quất. Miền nam là chậu mai vàng thăm trong mỗi nhà. Tết đến hoa đào, hoa mai nở rộ được xem là điềm lành cho năm mới. Đào, mai khoe sắc là lòng mỗi người con đất Việt lại rộn ràng chuẩn bị đón một năm mới về với nhiều ước vọng tốt đẹp.

chung hoa ngay tet

5. Uống nước cam

Cam màu vàng, tượng trưng cho may mắn, cho những điều tốt đẹp trong tín ngưỡng người Việt xưa. Màu vàng tượng trưng cho kim là tài lộc, uống các loại nước trái cây thơm ngon, bổ dưỡng vào ngày mùng 1 đầu năm là mong nhiều phú quý, tài lộc đến với mình trong năm mới.

uong nuoc cam

6. Ăn những món ăn may mắn

Những món ăn truyền thống để lên bàn thờ gia tiên, để mọi người ăn trong ngày tết thường là những món ăn tết ngon, không chỉ là những món ăn cổ truyền Việt Nam mà có thể là món ăn ngon ngày tết mang phong cách Hàn Quốc mang ý nghĩa may mắn. Mùng 1 ăn gì cho may mắn: Bánh chưng, bánh giầy, giò lụa,… là những món ăn truyền thống như là một cách để người Việt hướng về nguồn cội, hướng lòng thành kính cầu mong tiên tổ phù hộ cho một năm mới bình an.

do an dip tet

7. Mặc trang phục màu sáng

Mỗi dịp tết đến, từ già đến trẻ mọi người đều chọn cho mình những bộ quần áo mới nhất để mong cho 1 năm mới tràn đầy những điều mới mẻ, tốt đẹp sẽ đến. Và tất nhiên mọi người thường sẽ chọn những trang phục màu sắc sặc sỡ đỏ, hồng, xanh, vàng… vì theo quan niệm xưa những màu sắc tươi vui này sẽ mang lại sự may mắn, bình an.

8. Tinh thần thoải mái, cười nhiều

“Hòa khí sinh tài” giữ một tinh thần thoải mái, tích cực là yếu tố cần thiết để có một năm mới may mắn. Hãy cố gắng gạt bỏ tất cả mọi lo toan, vất vả sau một năm làm việc vất vả để nghỉ ngơi, đoàn tụ bên người thân và gia đình. Năm mới là khởi đầu chính vì vậy hãy quên những nổi buồn quá khứ và giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái để mong vận may sẽ đến với bản thân, gia đình.

nu cuoi nam moi

9. Viết ra những điều ước

Những mong ước sẽ được gắn lên tượng Phật, lên cây trong chùa với một niềm tin đó là những điều ước sẽ trở thành sự thật. Thường sẽ có 3 điều ước được nhiều người cầu mong và viết nhất là bình an, hạnh phúc và tài lộc đến cho mình và gia đình. Với mình thì mình chỉ có một điều ước đó là quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Ý nghĩa của lời chúc này là dành cho tất cả mọi người và trong đó có cả mình nữa.

TIN HAY

TIN LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x