Chứng tích “địa ngục trần gian” tại nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc – một thời vang danh với cái tên “địa ngục trần gian” là một trong những minh chứng hùng  hồn nhất cho tội ác chiến tranh trên đất nước Việt Nam. Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc. Được xây dựng từ thời Pháp, nhà lao thuộc xóm Cây Dừa nên còn được gọi với cái tên nhà lao Cây Dừa. Có cơ hội một lần du lịch Phú Quốc, du khách không thể không đặt chân đến địa danh nổi tiếng này để có những giây phút hoài niệm về thời kì chiến tranh oai hùng nhưng đầy đau thương của dân tộc.

Nhà tù Phú Quốc – chứng tích chiến tranh nổi tiếng

Ngày nay, khu di tích nhà tù Phú Quốc khá khiêm tốn nằm trên khu vực chính nhà lao cũ. Nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích lịch sử năm 1996, là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng nhất tại Phú Quốc. Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách trong đó có nhiều người là tù nhân cũ về thăm lại chốn cũ, là khách nước ngoài và những người Việt trẻ muốn có cơ hội hiểu hơn về đất nước trong quá  khứ.

Những mốc lịch sử gắn liền tên tuổi nhà lao Cây Dừa

Thời Pháp, nhà lao Phú Quốc còn được gọi là Căn cứ Cây Dừa. Nơi đây được xây dựng để giam giữ những người chống Pháp.

Nhà tù Phú Quốc
Nhà lao chính thức hoạt động vào tháng 6-1953 đến tháng 7-1954 thì ngưng hoạt động.

Năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho sửa sang “Căn Cây Dừa” cũ lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa” để giam giữ tù binh cộng sản. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, giam giữ gần 40.000 tù binh.

Năm 1972, nhà tù có 12 phân khu chia thành 4 khu. Mỗi khu có khả năng giam gữ khoảng 3.000 tù nhân. Bên cạnh bộ máy cai ngục, lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm.

– Cuối năm 1972, xây thêm khu 13, 14. Đến đầu năm 1973 thì Hiệp định Paris ký kết. Trại giam không còn hoạt động nữa.

-Năm 1996, Nhà lao Cây Dừa được công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia và đang được trùng tu tái tạo để đón tiếp du khách.

– Ngày 17-04-2009, Bộ Văn hoá–Thể thao–Du lịch quyết định đầu tư hơn 19 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích nhà tù Phú Quốc.

“Địa ngục trần gian” nhà tù Phú Quốc

Mới nghe nhắc đến cái tên “địa ngục trần gian nhà tù Phú Quốc” đã khơi dậy trí tưởng tượng của những ai chưa từng đến đây và cũng làm sống dậy kí ức của những ai từng ở đây. Rất nhiều hình phạt độc ác, ghê rợn đã áp dụng để tra tấn tù nhân. Một số hình thức tra tấn:

nha tu phu quoc 1

“đóng kim”: dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.

nha lao cay dua phu quoc 1

Chuồng cọp Catso: Chuồng cọp này được làm bằng sắt, bốn phía hình dáng kiểu contenơ loại nhỏ, có chiều rộng 1,87 m, dài 2,58 m, cao 2,07 m. Loại chuồng cọp này thiết kế để đàn áp tù nhân.

nha tu phu quoc 4

Hình phạt ăn cơm nhạt: tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.

“gõ thùng”: lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.

nha tu phu quoc 2

-“đóng đinh”: những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Nhiều chiến sĩ bị đóng đinh đến chết.

nha tu phu quoc 3

-Dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi.

…. Và còn rất nhiều hình phạt dã man, tàn độc khác mà thực dân Pháp sử dụng để tra tấn các chiến sĩ.

Những cuộc vượt ngục vĩ đại trong lịch sử nhà tù Phú Quốc

Theo tư liệu tại di tích, các thế hệ chiến sĩ bị tù đày tại đây đã làm nên kỳ tích: Tổ chức được 42 cuộc vượt ngục. Vượt ngục quả cảm theo đủ mọi cách có thể: bí mật vượt rào; đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai để cướp đường chạy trốn; đào hầm ngầm lấy lối thoát ra… Gần trăm người hy sinh hoặc bị bắt trở lại, hơn 200 người thoát được ra ngoài, tiếp tục hoạt động. Những cuộc vượt ngục thành công, thoát khỏi nhà tù này có thể được xem là kì tích đáng nể.

vuot nguc nha tu phu quoc vuot nguc nha tu phu quoc 2

Di hài những liệt sĩ anh dũng hi sinh tại nhà tù Phú Quốc

Tính đến năm 2008 đã có hơn 1000 bộ hài cốt đã được tìm thấy tại nhà lao Cây Dừa. Tại đây, người ta đã cho xây dựng Khu Tưởng niệm hoành tráng, đồ sộ. Mới đây, Đội K92 Kiên Giang phát hiện thêm 268 bộ hài cốt liệt sĩ, nâng tổng số hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Nhà tù Phú Quốc đã được tìm thấy lên 1.336 bộ.

Không chỉ ấn tượng là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng và đẹp nhất, nhà tù Phú Quốc còn là di tích lịch sử ý nghĩa và trọng đại với người Việt Nam.

Du lịch Kiên Giang:

TIN HAY

TIN LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x